2 Cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường hiệu quả nhất
Mọi người đã biết cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường? Nếu chưa thì đây là bài viết dành cho bạn. Công nghệ hiện nay ngày càng phát triển chính vì thế nhiều loại vật liệu tốt được áp dụng rộng rãi. Tham khảo ngay bài viết của Sơn Tín Phát để tìm hiểu về cách chống thấm bằng nhựa đường và những lưu ý khi thi công. Xem ngay bài viết để biết chi tiết!
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Báo giá tấm bitum chống thấm chi tiết, mới nhất 2022
MỤC LỤC
- 1. Chống thấm bằng nhựa đường có tốt không?
- 2. Nguyên tắc chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
- 3. Hướng dẫn thi công chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
- 4. 1kg nhựa đường chống thấm được bao nhiêu m2
- 5. Ưu điểm của việc chống thấm mái nhà bằng nhựa bitum
- 6. Hậu quả có thể xảy ra khi không dùng nhựa đường chống thấm
- 7. Các loại nhựa đường có thể chống thấm trần nhà
1. Chống thấm bằng nhựa đường có tốt không?
Chống thấm nhà cho nhà cửa đặc biệt sân thượng là một trong những việc rất nên làm. Nếu bạn không giải quyết nó dứt điểm thì dễ dẫn đến tình trạng tường nhà mình bị móc và gây mất thẩm mỹ.

Nhựa đường chống thấm có tốt không?
Ngoài việc sử dụng mái bê tông lợp ngói để chống thấm thì việc dùng nhựa đường để chống thấm nhà là một trong những giải pháp được nhiều người sử dụng hiện nay. Với bitumen có trong nhựa đường giúp chống thấm lên đến 10m. Tuổi thọ cho việc xử lý chống thấm bằng nhựa đường lên đến 10 năm giúp cho mọi người có thể an tâm khi lựa chọn cách này. Vậy chống thấm trần nhà bằng nhựa đường là một trong những cách làm vô cùng hiệu quả.
2. Nguyên tắc chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Nhựa đường là một trong những chất có khả năng bám dính cực tốt. Với kết cấu chống thấm của mình nó giúp cho các bề mặt mà nhựa bao phủ được bảo vệ tốt hơn. Nhựa giúp bảo vệ trần nhà của bạn khỏi những tia tử ngoại gây hại trực tiếp đến bề mặt. Việc này sẽ giúp tăng tuổi thọ của bề mặt giúp nó chống thấm tốt hơn, tránh khỏi những bất lợi do trời mưa gây ra.

Nguyên lý chống thấm của nhựa đường
3. Hướng dẫn thi công chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Thi công chống thấm bằng nhựa đường thì trải qua những bước nào? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây ngay nhé!
3.1 Quét nhựa đường chống thấm cho trần nhà
Bước 1: Làm sạch bề mặt cần chống thấm
- Làm sạch bề mặt bằng cách đục bỏ lớp bê tông hay xi măng đã cũ.
- Dọn sạch các những thức còn thừa và kiểm tra độ bằng phẳng.
- Quét Asphalt primer (ASTM 41) để làm lớp lót.

Cách chống thấm cho trần nhà
Bước 2: Đun sôi nhựa đường
Mọi người có thể làm nhựa đường nóng lên thông qua thùng phuy hoặc khò cho nó nóng chảy. Bên cạnh đó, mọi người có thể tìm mua những loại nhựa đường dạng lỏng ở các cửa hàng bán vật liệu chống thấm.
Bước 3: Thi công nhựa đường lên trần nhà
- Dùng con lăn để trải nhựa đường sau khi được đun chảy.
- Phơi nắng trong 2 ngày và chuyển qua công đoạn tiếp theo.
- Lót gạch và tạo độ dốc cho bề mặt. Phủ bạt lên và tưới nước trên bề mặt ngày 2 lần.
3.2 Chống thấm trần nhà bằng Bitum membrane
Bước 1: Làm sạch bề mặt cần chống thấm
Bước 2: Quét 1 lớp asphalt primer (ASTM 41) lên bề mặt trần
Bước 3: Thực hiện dán tấm bitum membrane lên trên
- Sử dụng khò để làm nóng chảy nhựa đường dưới tấm bitum membrane rồi dán lên lớp lót đã quét trước đó.
- Nên dáng thật thẳng hàng và liền kề và cách nhau khoảng 10cm, nơi giao với tường nên dán lên tường 15cm. Đối với vạc cuối dán chồng lên 15cm.
- Dùng tay để miết những bọt khí phía trong tấm bitum membrane và tạo độ nhẵn cho bề mặt chống thấm.

Chống thấm bằng bitum membrane
Bước 4: Thực hiện ngâm nước để kiểm tra chất lượng bề mặt.
Bước 5: Phủ lớp vữa xi măng (M75) dày 2 – 3 cm lên trên tấm trải
Bước 6: Thi công lớp gạch chống nóng lên để hạn chế nhiệt độ ảnh hưởng đến không gian phía dưới.
>>>> CLICK NGAY: Mái bê tông ngói dán: cấu tạo, ưu điểm & cách dán đúng chuẩn
4. 1kg nhựa đường chống thấm được bao nhiêu m2
Tùy vào độ dày mà mọi người thi công lên bề mặt sẽ biết được con số chính xác là mỗi m2 chiếm khối lượng nhựa đường. Nếu độ dày của phần chống thấm khoảng 2mm thì mỗi m2 chúng ta sẽ cần khoảng 0.9 – 1kg nhựa đường. Tuy nhiên, con số này không phải là con số cố định vì nó còn phụ thuộc vào những chất phụ gia đi kèm có trong nhựa đường.

Lượng nhựa đường cần có cho mỗi công trình
>>>> XEM NGAY: Tấm lợp bitum STP cao cấp | Báo giá ngói bitum phủ đá 2022
5. Ưu điểm của việc chống thấm mái nhà bằng nhựa bitum
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường mang lại nhiều ưu điểm vượt trội mà bạn không thể bỏ qua. Hãy cùng điểm qua một số ưu điểm nổi trội nhất:
- Kỹ thuật thi công đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Giá thành rẻ nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao.

Ưu điểm của việc chống thấm
- Tiết kiệm chi phí thi công cực hiệu quả.
- Nhựa đường ứng dụng chống thấm cho nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau.
6. Hậu quả có thể xảy ra khi không dùng nhựa đường chống thấm
Hậu quả dễ mắc phải nhất khi không thi công chống thấm đó chính là tường xuất hiện vệt ố vàng và đóng rêu đen gây mất thẩm mỹ. Vấn đề này xảy ra do đường ống thoát nước trên sân thượng bị thấm nước sau một thời gian dài và làm những vết bẩn xuất hiện ngày càng nhiều. Lâu ngày những vết này sẽ làm mất đi màu tường ban đầu, làm giảm tính thẩm mỹ.

Hậu quả của việc không chống thấm cho nhà
Không những thế nếu bạn không chống thấm ký càng dễ ảnh hưởng đến đường dây điện của nhà mình, làm mất an toàn trong quá trình sử dụng. Qua những vấn đề trên khiến mọi người có thể dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của việc chống thấm cho căn nhà của mình.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Nhựa bitum số 4 là gì? báo giá nhựa bitum số 4 mới nhất
7. Các loại nhựa đường có thể chống thấm trần nhà
Để xử lý chống thấm bằng nhựa đường bạn có thể dùng một số loại nhựa đường sau đây để giúp căn nhà của mình chống thấm được hiệu quả nhất.
7.1 Nhựa đường đặc
Trong nhựa đường đặc được chia làm 2 loại là nhựa đường đặc bitum và hắc ín. Với bitum thì loại này có nguồn gốc từ dầu hỏa và được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình hiện nay. Còn nhựa đường đặc hắc ín có nguồn gốc từ than đá không phổ biến bằng bitum.

Nhựa đường đặc
7.2 Nhựa đường lỏng
Để có được nhựa đường lỏng người ta sẽ pha nhựa đường đặc với dầu hỏa theo một tỷ lệ phù hợp. Nhựa đường lỏng được chia thành 5 cấp phụ thuộc vào độ nhớt của nó. 5 cấp nhớt bao gồm: 10-20, 20-40, 40-80, 80-140, 140-250.
7.3 Nhựa đường Bitum
Nhựa đường bitum được chia làm 3 loại bitum dầu mỏ, bitum đá dầu, bitum thiên nhiên. Loại này thì có màu đen và độ nhớt khá là cao. Nó sẽ tan được trong cacbon disunfua (CS2), benzen, cloroform và một số loại dung môi hữu cơ khác.

Nhựa đường Bitum
7.4 Hắc ín
Hắc ín hay dầu hắc là chất lỏng màu đen là thành phẩm của quá trình chưng cất. Than cốc là thành phần chủ yếu để sản xuất ra hắc ín. Tuy nhiên, loại nhựa đường này còn được hình thành bởi các loại than khác như than bùn, than gỗ, dầu mỏ.
Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường hiện đang là một trong những phương pháp chống thấm hàng đều được nhiều nhiều người sử dụng. Với những thông tin trên đây mà Sơn Tín Phát giới thiệu sẽ giúp cho mọi người có được nhiều thông tin bổ ích trong lịch vực này. Xem ngay và áp dụng cho căn nhà của mình nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 1063C Nguyễn Xiển, Long Bình, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0938 08 09 46 – Mr. Sơn
- E-mail: sontinphat.stp@gmail.com
- Website: tamlopbitum.vn hoặc sontinphat.com
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 6 vật liệu chống thấm mái nhà bền vững trên 10 năm