Dự án

Mái bê tông dán ngói: Cấu tạo, ưu điểm & cách dán đúng chuẩn

Project Description

Hiện nay nhiều người thay vì sử dụng mái lợp ngói thì nhiều gia chủ lựa chọn kiểu mái bê tông dán ngói. Bởi nó mang lại những ưu điểm vượt trội về cả cấu tạo lẫn mặt hình thức. Hiểu rõ nhu cầu sử dụng loại ngói này, Sơn Tín Phát đã nghiên cứu và tổng hợp các thông tin về ngói dán qua bài viết sau đây!

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Báo giá tấm bitum phủ đá, tấm lợp bitum stp cao cấp 2023

1. Ngói dán mái bê tông là gì? Cấu tạo mái bê tông dán ngói

Mái bê tông dán ngói là một trong những vật liệu xây dựng được nhiều gia chủ lựa chọn khi thi công công trình. Kết cấu mái bê tông dán ngói này hoàn toàn bằng bê tông cốt thép. Khi thi công ngói dán được liên kết với nhau và mặt phẳng nền bê tông, độ dốc của ngói dán phụ thuộc vào độ dốc của nền mái nhà.

mái bê tông dán ngói

Ngói dán mái bê tông

Nhiều người vẫn đang phân vân không biết nên lớp ngói hay dán ngói? Để có được lựa chọn phù hợp cho nhà mình thì bạn cũng cần hiểu rõ kết cấu của mái. Chúng ta sẽ tìm hiểu kết cấu mái bê tông dán mái thông qua phân tích cấu tạo của mái đổ bê tông dán ngói. Cấu tạo mái bê tông dán ngói đòi hỏi chuẩn bị khá nhiều và phức tạp, nó bao gồm 6 phần chính sau:

  • Trần bê tông: Các công trình thông thường sẽ sử dụng loại bê tông mác 200. Nhưng đối với trường hợp công trình yêu cầu độ chịu lực cao trong mọi khí hậu có thể sử dụng bê tông mác 300.
  • Lớp cốt thép: Đây là phần khung thép được thi công chặt chẽ liên kết với khối xi măng, tạo nên khối bê tông cốt thép chắc chắn cho phần mái.
  • Gachmat chống nóng (Đối với công trình sử dụng ngói dán đất nung): Đây là lớp lưới gia cường giúp nâng cao khả năng chịu bền cho tổng thể mái nhà. Mặt khác nó còn tăng khả năng chịu nhiệt.
ngói dán mái bê tông

Cấu tạo của mái bê tông lợp ngói

  • Lớp xi măng chuyên dụng: Đây là phần quan trọng tạo sự cố định và tăng độ phẳng cho bề mặt dễ dàng thi công hơn
  • Lớp keo chống thấm (Đối với ngói bitum phủ đá): Lớp keo nay có tác dụng tăng khả năng chống thấm, chịu ẩm cao cho phần mái.
  • Lớp ngói: Ở phần gia chủ có thể lựa chọn giữa ngói đất nung và ngói dán bitum phủ đá. Mỗi loại ngói dán đều có ưu ngược điểm khác nhau, điều này còn phụ thuộc vào khả năng chỉ trả của gia chủ và nó phải phù hợp với bản vẽ chi tiết mái bê tông dán ngói.

>>>> CLICK THAM KHẢO NGAY: Bảng báo giá ngói dán mái bê tông lợp nhà chi tiết, mới nhất

2. Ưu, nhược điểm khi sử dụng ngói dán mái bê tông

Bạn đang cân nhắc khi sử dụng ngói dán mái bê tông cho ngôi nhà của mình? Cùng chúng tôi phân tích ưu và nhược điểm của loại ngói dán mái này để giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định hợp lý nhất.

2.1 Ưu điểm

Để có thể đưa ra ưu điểm một cách khách quan nhất, chúng tôi đã nghiên cứu đánh giá của người dùng đã sử dụng sản phẩm ngói dán bê tông. Phần lớn người dùng họ đánh giá loại ngói này có các ưu điểm sau:

  • Chống nóng và chống thấm hiệu quả.
  • Khả năng chịu lực tốt và độ bền cao khi gặp gió bão. Mái được thi công với 2 lớp bê tông chắc chắn nên gặp mưa lớn hay gió bão sẽ ít bị ảnh hưởng.
ngói dán

Ngói dán có cấu tạo giúp giảm tiếng ồn, chống thấm, chống nóng hiệu quả

  • Khi thi công mái bê tông dán ngói được xây dựng mái khá nặng và dày tăng cường khả năng chống tiếng ồn tốt.
  • Mái được dán kính giữ khoảng áp mái luôn sạch sẽ, không lưu trữ bụi bận.
  • Các ngói mái kiểu xưa khi dán các viên ngói sẽ tạo các khe hở. Ngoài bị nhỏ giọt khi gặp trời mưa, nó còn tạo cơ hội cho trộm cắp vào nhà khi dễ dàng cạy phần mái lên. Mái đổ bê tông dán ngói với kết cấu 6 lớp giúp gia chủ không còn lo lắng về vấn đề này.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 7 Ưu điểm ngói dán bitum phủ đá trong xây dựng nên biết

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội thì ngói dán mái bê tông cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Ngói dán có cấu tạo và thiết kế khá phức tạp nên khi thi công sẽ tốn rất nhiều thời gian.
  • Khi thời thiết thay đổi ngói dán sẽ bị co ngót dẽ bị nứt và thấm dột. Điều này tạo khó khăn cho việc bảo trì, sửa chữa chống thấm lại cho ngôi nhà.
ngói dán

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội thì loại mái lớp này cũng còn một số hạn chế

  • Trong thời tiết có mưa gió sẽ gây nguy hiểm, trơn trượt cho thợ xây dựng vì phần bê tông mái khá dốc. Ngoài ra nó không đảm bảo cho sự kết dính giữa phần mái bê tông và mái dán.
  • Chi phí bỏ ra để thi công ngói dán mái khá đắt đỏ, cao hơn rất nhiều so với các loại mái thông thường.

3. Hướng dẫn cách thi công ngói dán mái bê tông đúng chuẩn

Để có thể thi công ngói dán mái đúng chuẩn bạn cần có bản vẽ chi tiết mái bê tông dán ngói. Bản vẽ kết cấu mái bê tông dán ngói sẽ giúp chủ nhà dễ hình dung về ngôi nhà của mình và kỹ sư xây dựng nắm rõ các thông số kỹ thuật khi thi công công trình. Và hơn hết nữa bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết để đảm bảo tiến độ dự án thi công ngói bitum và tuổi thọ cho công trình.

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu sau: sắt thép, đá 1x2cm, xi măng, cát vàng, nước, vữa xi măng (đây là chất kết dính không thể thiếu để kết dính phần mái dán với nền bê tông).
  • Các chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp sử dụng lưới thuỷ tinh gia cường. Lưới này cho phép các chất lỏng đi xuyên qua nên khi kết hợp với lớp vữa sẽ tăng khả năng chịu lực ở cả 2 chiều.
mái bê tông dán ngói

Nhà thi công cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu để hoàn thành dự án đúng tiến độ

  • Các dụng cụ hỗ trợ trộn bê tông và dán ngói như: bay, xẻng, bàn gỗ, cuốc,…
  • Ngói dán là vật liệu chính không thể thiếu khi thi công. Chủ nhà nên chọn ngói dán có chất lượng tốt và màu ngói hợp với phong thủy và tổng thể kiến trúc của ngôi nhà.
  • Bạn có thể sử dụng Gachmat chống nóng, tuy nhiên không bắt buộc.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu trên có thể tiến hành thi công sự án theo quy trình sau:

3.1 Bước 1: Trộn và đầm bê tông

Tiến hành trộn bê tông Mac 200 theo tỷ lệ chuẩn với cát vàng, đá 1x2cm, nước. Nếu vữa bê tông không được đầm thì lớp vữa bên trong sẽ bị rỗng, khi bê tông đã khô và đóng rắn sẽ không chắc chắn, chịu lực kém. Trong kỹ thuật đổ bê tông cho mái dốc dán ngói, đầm bê tông giúp đảm bảo vữa xi măng lấp đầy các khoảng hở của cốt thép, bao phủ hoàn toàn cốt thép giúp tăng độ bền và khả năng chống thấm.

mái đổ bê tông dán ngói

Đầm bê tông là bước không thể thiếu và cần yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo độ bền cho phần mái

3.2 Bước 2: Gia cường bề mặt và chống thấm mái

Sau khi đầm bê tông, thợ xây dựng nên xoa phẳng bề mặt bê tông không bị ghồ gề và lồi lõm. Để có thể dán ngói dễ dàng và đảm bảo độ bền cho mái chúng ta tiến hành rắc lớp bột xi măng thưa lên mặt phẳng bê tông và sử dụng bàn gỗ để xoa kỹ bề mặt.

Tiếp đó dùng lưới thủy tinh gia cường kết hợp với lớp vữa đầu tiên khi nó còn ướt. Sau đó trát lớp vữa lần 2 lên để hoàn thành bề mặt tường, sử dụng bay hoặc bàn xoa để tạo mặt phẳng cho bề mặt, lúc này lưới thủy tinh gia cường đã hoàn toàn bị che phủ.

mái đổ bê tông dán ngói

Sử dụng lưới gia cường để gia tăng độ bền cho phần mái

Chúng ta đã có được bề mặt bê tông phẳng gọi là lớp mặt gia cường cho mái dốc bê tông cốt thép. Quan sát những ngày tiếp theo sẽ thấy bề mặt bê tông chuyển sang màu xanh bóng và không bị thấm nước. Lớp lưới gia cường này giúp tăng độ an toàn và tăng khả năng chống thấm cho phần mái, nó cũng giảm các trường hợp bị lỗi ở giai đoạn đầm bê tông.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Báo giá tấm bitum chống thấm chi tiết, mới nhất 2023

3.3 Bước 3: Bảo dưỡng mái bê tông

Bước bảo dưỡng phần mái bê tông phải tiến hành ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông. Nó giúp bề mặt bê tông không bị mất nước gây tình trạng bể, nứt.

3.4 Bước 4: Dán ngói lên bề mặt bê tông

Sau dã hoàn thiện phần bề mặt cho mái bê tông, tiến hành căng dây lấy cốt. Nên dán từ trái sang phải, từ dưới lên trên nếu sử dụng ngói sóng nhỏ và ngói mái sóng lớn sẽ làm từ phải qua trái.

Bôi lớp vữa xi măng lên bề mặt trái của viên ngói cần dùng, thấy vữa vừa đủ độ cứng thì dùng bay làm nhẵn bề mặt vữa. Canh độ dày vữa xi măng là 0,5cm rồi dán ngói lên bề mặt mái bê tông. Lưu ý hàng mái ngói phải dán chồng lên nhau ở khoảng 2/3 chiều dài viên ngói để đảm bảo chồng khít lên nhau.

mái bê tông dán ngói

Khoảng cách mương nóc cần theo tiêu chuẩn, nếu các viên ngói bị cách xa nhau sẽ ảnh hưởng tới khả năng chống thấm

4. Các mẫu mái đổ bê tông dán ngói phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các sản phấm mái đổ bê tông dán ngói. Tuy nhiên ngói bitum phủ đá và ngói đất nung là 2 dòng sản phẩm được nhiều người ưu tiên sử dụng. Cùng tìm hiểu các đặc điểm của 2 loại ngói này nhé!

4.1 Ngói bitum phủ đá

Ngói bitum phủ đá là một trong những nguyên vật liệu trong lợp mái gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp. Nhà sản xuất tận dụng bitum, các sợi hữu cơ hoặc các lõi sợi thủy tinh và bao phủ lên bề mặt ngói lớp đá xay bên ngoài để hoàn thiện viên ngói.

mái bê tông dán ngói

Ngói Bitum phủ đá hiện đang là xu hướng trong thi công công trình hiện nay

Ngói bitum phủ đá được sử dụng trong nhiều công trình lớn nhờ sở hữu các ưu điểm vượt trội sau:

  • Khả năng chống nóng và chống thấm hiệu quả.
  • Đa dạng các mẫu mã, thiết kế mang lại thẩm mỹ cao cho tổng thể công trình.
  • Trọng lượng ngói nhẹ, quy trình thi công dễ dàng.
  • Với kết cấu dày và chắc chắn giúp giảm tiếng ồn cho ngôi nhà.
  • Ngói bitum phủ đá liên kết chặt chẽ nhờ lớp keo bitum chuyên dụng, nó không bị ảnh hưởng bởi tác động từ thời tiết, đặc biệt có thể chịu được sức gió lên đến 190 km/h.
mái bê tông dán ngói

Tấm lợp Bitum phủ đá tự nhiên kiểu xếp lớp

ngói dán mái bê tông

Tấm lợp Bitum kiểu tổ ong

mái bê tông dán ngói

Kiểu vảy rồng đang là mẫu tấm lợp được nhiều người ưa chuộng hiện nay

4.2 Ngói đất nung

Loại ngói này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc hiện đại hiện nay. Kết cấu chính của ngói đất nung là từ đất sét được nung ở nhiệt độ cao. Loại ngói này sở hữu các ưu điểm sau:

ngói dán

Ngói đất nung có sức bền vượt trội

  • Khả năng chống thấm nước và độ bền cứng rất cao. Độ bền của loại ngói này có thể lên đến 60 năm, đặc biệt nó có thể tái sử dụng cho các công trình khác bằng cách tháo gỡ.
  • Khả năng chịu nhiệt cũng rất cao, hạn chế tối đa hấp thụ nhiệt cho mái.
dán ngói mái bê tông

Mẫu ngói đất nung được tráng men

mái bê tông lợp ngói

Kết hợp nhiều màu mái đát nung tạo điểm nhấn

5. Tầm quan trọng của độ dốc mái bê tông dán ngói

Trong thi công công trình điều quan trọng nhất là tính chính xác độ dốc của mái nhà. Nó có vai trò quan trọng trong kết cấu ngôi nhà, đây là phần quyết định cả kiến trúc cho phần mái. Độ dốc của mái càng lớn thì lớp ngói dán càng an toàn.

dán ngói trên mái bê tông

Tính toán độ dốc của mái là yếu tố quyết định chất lượng của mái nhà

Độ dốc mái lợp bitum lý tưởng là đáp ứng khả năng thoát nước hiệu quả ngoài ra còn đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Độ dốc là yếu tố ảnh hưởng đến việc thoát nước của mái nhà khi gặp trời mưa. Nó giải quyết tình trạng bị tù đọng nước mưa trên mái nhà tránh bị thấm ngược nước vào bên trong nhà.

6. Tỷ lệ vàng trong xây dựng của độ dốc mái bê tông dán ngói

Độ dốc của mái bê tông dán ngói phụ thuộc vào tỷ lệ vàng của mái nhà. Tỷ lệ vàng là tỷ lệ hợp lý nhất giữa hai cạnh góc vuông của một tam giác. Từ đó kết luận các góc anpha thẩm mỹ phải xấp xỉ từ 30 đến 35 độ là đẹp nhất.

ngói dán mái

Tính toán độ dốc phù hợp trước khi thi công công trình

Mái nhà có độ dốc càn cao thì tốc độ thoát nước càng nhanh, nhưng nó sẽ tốn khá nhiều diện tích cũng như tốn nhiều nguyên vật liệu. Sau đây là các công thức giúp bạn xác định được độ dốc an toàn và lý tưởng cho ngôi nhà của bạn.

Hệ số độ dốc mái: m = H/L = tan(α)
Độ dốc mái: i% = m x 100% = H/L x 100%
Góc α: α = arctan (m)

Trong đó: α là ký hiệu chỉ độ dốc mái

H là chiều cao mái nhà

L là chiều dài mái nhà

Trong tính toán độ dốc phần mái dán cần lưu ý đến loại ngói có thiết kế gờ chắn nước hay không. Độ dốc hợp lý có thể lớn hơn 30 – 45 độ, tuy nhiên không nhỏ quá 20 độ và không vượt quá 90 độ. Đặc biệt khi trời mưa độ dốc tối thiểu 20 độ có thể thoát nước kịp thời. Còn đối với độ dốc tối đa 90 độ thì không ai lại thiết kế mái nhà dốc đến như vậy!

7. Một số kinh nghiệm khi dán ngói mái bê tông

Một số kinh nghiệm dán ngói trên mái bê tông mà chúng tôi tìm hiểu và tổng hợp như sau:

  • Hệ kết cấu bê tông đã khá nặng, nên khi chọn ngói dán cần chọn loại có trọng lượng nhẹ.
  • Để tránh tình trạng mái bê tông bị thấm dột khi dán ngói không đều, bạn nên cân nhắc việc sử dụng các tấm lợp được sản xuất với quy trình tiêu chuẩn, kích thước viên ngói đồng đều. Tấm lợp với khả năng chống thấm hiệu quả cũng là một lựa chọn tốt cho căn nhà của bạn.
  • Giải pháp hiệu quả cho tình trạng co ngót của bê tông là sử dụng loại tấm lợp có thể chịu nhiệt cao, độ đàn hồi cao và khó bị vỡ.
dán ngói mái bê tông

Một số kinh nghiệm từ nhà thợ “lành nghề”

8. Một số lưu ý về dán ngói mái bê tông cần biết

Để việc thi công mái bê tông dán ngói một cách hiệu quả, bạn nên lưu ý đến một số đặc điểm sau:

  • Đảm bảo rằng mái bê tông được thi công đúng theo quy trình. Bạn cần đảm bảo kỹ thuật từ khâu trộn vữa đến khâu đầm bê tông.
  • Đảm bảo độ chuẩn xác của gia cường bề mặt bái bê tông và khả năng chống thấm. Sau khi hoàn thiện cần phải có bước bảo trì, bảo dưỡng cho phần mái bê tông để bề mặt không bị mất nước gây hiện tượng nứt bề mặt.
ngói dán bê tông

Một số lưu ý khi thi công mái bê tông dán ngói

  • Vữa bê tông cần được đầm kỹ nếu đầm sơ sài có thể tạo có khoảng trống, bị rỗng bên trong lớp vữa khiến cho kết cấu phần mái bê tông không đặc ruột, không đảm bảo độ chắc chắn làm cho mái nhà chịu lực kém và dễ bị thấm nước.
  • Đảm bảo độ dốc của bề mặt mái bê tông dán ngói trong khoảng từ 30 đến 60 độ tạo góc nghiêng ở phần đỉnh lớn. Do đó, nhà thi công công trình cần chú ý khi thi công phần đỉnh mái để chắc chắn tối đa yêu cầu về mặt kỹ thuật.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về mái bê tông dán ngói do Sơn Tín Phát tổng hợp. Hi vọng chúng tôi đã cung cấp các thông tin cần thiết cho nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu có bắt kì thắc mắc hoặc cần tư vấn hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi – Sơn Tín Phát để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Chat Facebook
HOTLINE: 0938080946