Hướng dẫn thi công ngói bitum trên bề mặt phẳng chi tiết

Thi công ngói bitum trên bề mặt phẳng như thế nào? Tùy theo loại công trình và mục đích sử dụng mà mặt phẳng nền có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Phổ biến nhất là bề mặt phẳng nền bằng bê tông cán vữa phẳng. Tiếp theo là bề mặt phẳng nền bằng tấm xi măng. Ngoài ra còn có mặt phẳng từ ván ép hoặc tôn. Trong bài viết sau, Sơn Tín Phát sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình thi công trên bề mặt phẳng sao cho đúng kỹ thuật.

1. Quy trình thi công ngói bitum trên mái bê tông

Quy trình thi công tấm lợp bitum trên mái bê tông gồm 6 bước:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu & dụng cụ trước khi thi công

Trước khi tiến hành thi công ngói bitum, việc chuẩn bị vật liệu và dụng cụ là không thể thiếu. Việc chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ đầy đủ giúp quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn và không bị gián đoạn. Với công việc này, những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị đầy đủ bao gồm:

  • Ngói bitum
  • Con lăn
  • Keo bitum
  • Búa và đinh chuyên dụng
thi công ngói bitum
Keo dán bitum chuyên dụng để dán ngói

Bước 2: Xử lý bề mặt mái đảm bảo sạch và phẳng

Bề mặt mái trước khi thi công cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và đảm bảo độ phẳng. Do đó, thợ khi thi công cần xử lý bề mặt mái bê tông lợp ngói sạch sẽ, đảm bảo độ phẳng, không bị gồ ghề, lòi lõm:

  • Cần cán thêm một lớp vữa lên bề mặt bê tông để khắc phục tình trạng không đồng đều. Điều này cũng giúp giảm bớt độ cứng và việc đóng đinh cố định tấm lợp được thuận lợi hơn.
  • Nếu là thay thế mái, cần loại bỏ những tấm lợp cũ và đinh vít có sẵn trước đó.
thi công tấm lợp bitum
Khâu xử lý bề mặt mái – Cán vữa phẳng lên bề mặt bê tông

Bước 3: Tiến hành lăn keo chống thấm

Sau khi xử lý xong bề mặt phẳng, chúng ta sẽ tiến hành lăn keo bitum chuyên dụng lên bề mặt mái bằng con lăn. Lớp keo này có tác dụng giúp hỗ trợ liên kết giữa các tấm ngói và tăng cường chống thấm.

thi công tấm lợp bitum
Lăn keo giúp tăng cường khả năng chống thấm

Keo bitum hiện nay trên thị trường có 2 dòng là keo gốc dầu và keo gốc nước. Keo gốc dầu thường được khuyến khích sử dụng hơn vì có tác dụng chống thấm tốt hơn nhưng giá thành thường cao hơn.

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm tấm bitum chống thấm.

Bước 4: Tiến hành cân nước, giăng dây

Đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo độ song song giữa đỉnh mái và đáy mái. Việc cân nước, giăng dây giúp tấm lợp khi thi công được thẳng hàng, không bị méo lệch làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mái nhà.

Bước 5: Lắp đặt ngói bitum phủ đá

Nguyên tắc cơ bản khi thi công ngói bitum là: Thi công từ dưới chân mái lên tới đỉnh mái theo cách xếp chồng khoảng ½ tấm ngói lên nhau. Tuỳ vào kiểu dáng mà kích thước xếp chồng sẽ có độ xê dịch. Do đó, thợ cần tiến hành thi công lớp chân đầu tiên và triển khai theo thứ tự từng lớp xếp lên nhau từ dưới chân mái lên đỉnh mái.

  • Phần chân mái: Chèn một lớp tấm ngói làm chân mái trước khi thi công lớp đầu tiên, để đảm bảo không bị thấm ngay phần chân mái.
  • Phần thân mái: Tháo lớp keo dính phía sau và xếp tấm đầu tiên lên, cố định bằng đinh chuyên dụng. Rồi tiếp tục theo thứ tự xếp chồng các lớp cho tới khi lên tới đỉnh mái. Nếu tấm cuối cùng của thân mái còn dư, vận tấm ngói qua phần bên kia của mái (không cắt bỏ) để đảm bảo chống thấm hiệu quả.
  • Phần ốp nóc mái và viền mái: Sử dụng bản thân tấm lợp, cắt theo kích thước và thi công theo nguyên tắc xếp chồng lên nhau.
thi công ngói bitum
Giữa 2 giao thủy cần được lồng máng âm để đảm bảo hiệu quả chống thấm

Lưu ý:

  • Các tấm lợp sẽ được gia cố bằng lớp keo chuyên dụng có sẵn trên mỗi tấm lợp cùng với đinh thép chổng rỉ (mác cao). Tấm ngói ban đầu được gia cố bằng 4 con đinh. Tấm ngói xếp lớp sau tiếp tục được gia cố bằng 4 con đinh nữa. Vì vậy, thực chất một tấm ngói được gia cố tổng cộng đến 8 con đinh, vô cùng chắc chắn.
  • Khi thi công ngói bitum trên bề mặt phẳng bằng bê tông, cần phải sử dụng đinh thép (mác cao) chuyên dụng. Loại đinh này không bị rỉ sét. Đầu đinh (tai đinh) cũng được thiết kế to hơn các loại đinh đóng thông thường. Nhằm giúp giữ các tấm lợp được chắc chắn hơn. Đối với bề mặt phẳng bằng smartboard hoặc ván ép, việc đóng đinh thép sẽ được thay thế bằng cách bắn vít để cố định tấm lợp.
  • Giữa 2 giao thuỷ sẽ được lồng máng âm để đảm bảo chống thấm hiệu quả.

Bước 6: Hoàn thiện thi công

Ở bước cuối cùng, chúng ta sẽ bắn keo silicon tại các đường giao nhau giữa phần mái và con lươn. Và cả ở những vị trí con đinh, vít cuối cùng bị hở. Đây đều là những vị trí dễ thị nhưng đọng và thầm nước theo thời gian. Vì vậy việc bắn keo silicon sẽ giúp ngăn chặn tình trạng rò rỉ nước ở những vị trí này.

thi công ngói bitum
Sử dụng thêm màng keo cho những phần mái độ dốc dưới 20 độ

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm cách thi công ngói bitum qua các video dưới đây:

2. Hướng dẫn thi công ngói bitum trên tấm xi măng

Ngói bitum có thể được thi công trên hầu hết các dáng mái. Từ các kiểu mái phức tạp như: Mái vòm, mái trái cầu, mái có nhiều ngách phù điêu, mái có độ dốc quá cao hoặc quá thấp,… Đến các kiểu mái đơn giản như: Mái thái, mái có độ dốc lý tưởng từ 20 độ trở lên,… Chỉ cần phần mái có một bề mặt phẳng là đã có thể sử dụng được ngói bitum. Do đó, ngói bitum STP hoàn toàn có thể lợp trên nền tấm xi măng cho đa dạng loại công trình.

thi công ngói bitum
Thi công ngói bitum phủ đá STP cho biệt thự vườn

Thông thường, các công trình cao cấp, có thiết kế mái phức tạp sẽ sử dụng mặt phẳng nền làm bằng bê tông để dán ngói. Thế nhưng, lựa chọn tấm xi măng làm mặt phẳng nền lại là sự lựa chọn tối ưu hơn cho những công trình có thiết kế mái không quá phức tạp, cần giảm tải trọng cho hệ khung kèo. Đặc biệt, giải pháp này còn giúp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, để sử dụng mặt phẳng nền bằng tấm xi măng lợp ngói bitum, mái nhà sẽ cần đáp ứng được những đặc điểm sau:

  • Thiết kế mái phẳng, không quá phức tạp
  • Không có các chi tiết phù điêu, điêu khắc trên mái
  • Hệ khung kèo từ 40-60cm

Như vậy, tùy vào tính chất công trình mà quý khách có thể lựa chọn cho mình phương án phù hợp và tối ưu nhất. Còn về chi tiết cách thi công ngói bitum trên nền tấm xi măng, quý anh chị có thể xem video dưới đây.

3. Một số lưu ý khi thi công tấm lợp bitum phủ đá mà bạn cần biết

Nhìn chung, quy trình thi công ngói bitum không quá khó. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đòi hỏi cần phải có sự tỉ mỉ và cẩn thận để công trình đảm chất lượng và chắc chắn. Để có thể đạt được kết quả như mong muốn, đội ngũ thi công cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trường hợp nền mái là smartboard hoặc gỗ thông nhưng có độ dốc thấp (dưới 20 độ), chúng ta cần sử dụng thêm màng keo chống thấm 2 mặt ngay sau lớp keo bitum chuyên dụng để tránh tình trạng đọng và khó thoát nước.
  • Đối với bề mặt phẳng bằng smartboard hoặc ván ép, việc đóng đinh thép sẽ được thay thế bằng cách bắn vít để cố định tấm lợp
  • Đặc tính của lớp keo bitum là sẽ mềm dẻo và kết dính cực tốt khi trời nắng nóng. Vì vậy, khi vừa thi công, các phần mái ở vị trí không đóng đinh sẽ chưa liên kết chặc chẽ với nhau. Nếu dùng tay sẽ có thể lật tách một phần các tấm lợp lên được. Tuy nhiên, chỉ cần sau vài ngày ở nhiệt độ ngoài trời, lớp keo bitum sẽ mềm dẻo ra và liên kết các mặt tấm lợp với nhau một cách vô cùng chắc chắn.
  • Các vị trí đóng đinh đều được che phủ hoàn toàn bởi lớp tấm lợp kế tiếp. Hơn thế nữa, sau vài ngày trải qua thời tiết ngoài trời, lớp keo bitum giữa các tấm lợp cũng sẽ kết dính chặt chẽ với nhau và phủ lấp hoàn toàn ở vị trí đóng đinh. Nhờ đó giúp tránh tình trạng thấm nước qua vị trí đóng đinh.

Trên đây là toàn bộ thông tin và hướng dẫn quy trình thi công ngói bitum. Quý khách có thể tự thi công theo quy trình tương tự như trên. Hoặc nếu có nhu cầu tìm đơn vị thi công trọn gói, vui lòng liên hệ Sơn Tín Phát qua hotline 0938080946 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:

5/5 - (3 bình chọn)