Góc chia sẻ

7 Vật Liệu Chống Thấm Mái Nhà Bền Vững Trên 10 Năm

Chắc hẳn chúng ta đều biết rất rõ vai trò của mái nhà là gì.Thế nhưng để chọn đúng được vật liệu chống thấm mái nhà thì không phải ai cũng đều nắm rõ. Hãy dừng ở bài viết này và Sơn Tín Phát sẽ giới thiệu và đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về vật liệu chống thấm mái mà bạn cần biết. Hãy cùng tìm hiểu với mình nhé! 

>>>> CLICK NGAY: Báo giá tấm bitum chống thấm chi tiết, mới nhất 2023

1. Tại sao cần chống thấm mái nhà?

Phần mái là phần nằm trên cùng của mái nhà với công dụng là che mưa, che nắng. Thế nên, phần mái sẽ tiếp xúc rất nhiều với môi trường bên ngoài. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải lựa chọn vật liệu chống thấm mái nhà một cách kĩ càng để tránh trường hợp mưa dột hay các hiện tượng trần bị ẩm ướt. Nếu như vật liệu chống thấm mái tệ thì sẽ dẫn đến nhiều tình huống rắc rối và gây khó ở cho con người.

vật liệu chống thấm mái nhà

Mái nhà là vật liệu che nắng, che mưa

2. Những vật liệu chống thấm mái nhà phổ biến và cách thi công

Mái nhà là một vị trí vô cùng quan trọng và là nơi phải tiếp xúc nhiều với khí hậu thay đổi thất thường. Chính vì thế mà khi gia công, gia chủ sẽ phải ưu tiên chống thấm nó nhiều nhất. Thế nhưng, liệu họ đã chọn đúng vật liệu chống thấm mái nhà chưa? Chúng ta cùng điểm qua top 4 vật liệu chống thấm này nhé!

2.1 Chống thấm sàn mái triệt để bằng màng Bitum tự dính

Màng bitum tự dính có ưu điểm bền bỉ, tuổi thọ cao, chịu đựng được va đập tốt. Nó giúp mái nhà có thể chống chịu với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Phương pháp thi công màng bitum tại nhà đơn giản như sau:

Chuẩn bị bề mặt:

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các loại tạp chất.
  • Trám vá các vị trí bị lồi lõm, loại bỏ phần vật liệu bị thừa ra.
  • Dùng máy mài để làm phẳng những vị trí bị lồi lên trên.
  • Bo vữa và xi măng cát mác ở các vị trí góc để tạo hình lòng máng giúp màng dán dễ dính hơn
vật liệu chống thấm sàn bê tông

Màng bitum tự dính là một trong những vật liệu chống thấm mái nhà hàng đầu

Thi công chống thấm:

  • Trải màng chống thấm tự dính lên sàn mái và cắt màng theo kích thước sàn.
  • Bóc lớp giấy lót và tiến hành dán màng chống thấm lên rồi dùng con lăn gỗ để ép phẳng bề mặt. Lưu ý: diện tích chồng mí tối thiểu 5cm.
  • Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.
  • Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình

Sau khi hoàn tất thi công, thực hiện ngâm thử nước. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công việc.

2.2 Màn Bitum khò nóng – Vật liệu chống thấm mái nhà

Màng bitum khò nóng cũng là loại vật liệu chống thấm sàn mái bê tông rất được ưa chuộng nhờ các ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm bê tông tuyệt đối.
  • Độ đàn hồi cao, chịu xé, chịu đâm thủng và chịu kéo tốt.
  • Thích ứng tốt với mọi điều kiện thời tiết ngay cả khi nhiệt độ xuống mức lạnh.

Chuẩn bị bề mặt:

  • Làm sạch cát, bụi bặm, dầu mỡ và các tạp chất trên bề mặt sàn.
  • Đục bỏ và mài bằng các lớp vảy bê tông.
  • Trám và những phần lõm, nứt, đảm bảo bề mặt bê tông phải bằng phẳng.
vật liệu chống thấm mái

Chống thấm mái nhà bằng màn Bitum khò nóng

Quy trình chống thấm sàn mái:

  • Quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên mặt sàn mái để tăng độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.
  •  Dán màng khò nóng bằng cách sử dụng đèn khò gas, khò vào phần dưới của màng cho đến khi thấy bề mặt bitum chảy mềm, đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất thì thực hiện dán màng xuống bề mặt. Sau đó dùng con lăn miết chặt màng lên bề mặt.
  • Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.
  • Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình.

Sau khi hoàn tất thi công, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu vật liệu chống thấm mái nhà đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

2.3 Chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường

Nhựa đường với các khả năng ưu việt sau đây đã trở thành lựa chọn hàng đầu của vật liệu chống thấm mái nhà mà các gia chủ luôn hướng đến: khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt, tuổi thọ cao. Phương pháp thi công chống thấm trần nhà bằng nhựa đường với các bước sau:

 Chuẩn bị bề mặt:

  • Vệ sinh, làm sạch bề mặt chống thấm bằng búi sắt, bàn chải sắt và các thiết bị chuyên dụng.
  • Đục và mài phẳng những vị trí gồ ghề, loại bỏ vữa non, yếu.
  • Làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất, dầu trên bề mặt.
  • Trám và bịt kín các vết nứt, khe hở bằng nhựa đường.
vật liệu chống thấm sàn mái

Thi công chống thấm bằng nhựa đường

Thi công chống thấm:

  • Đun sôi nhựa đường. Nên pha thêm dầu DO để thẩm thấu vào bề mặt bê tông, gia tăng hiệu quả chống thấm.
  • Quét 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Dùng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn mái.

2.4 Chống thấm mái nhà bê tông bằng hóa chất chống thấm Sika

Sika là loại vật liệu chống thấm mái nhà bền bỉ, được sử dụng để chống thấm cho nhiều hạng mục, trong đó có sàn mái bê tông nhờ khả năng chống thấm nước triệt để, không bị mài mòn, giúp làm tăng tuổi thọ của bê tông.

Chuẩn bị bề mặt:

  • Dọn dẹp các chướng ngại vật, bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa trên bề mặt.
  • Đục bỏ những phần bê tông không đặc chắc, nổi trên bề mặt.
  • Dùng máy mài hoặc chổi mài để mài phẳng bề mặt bê tông.
vật liệu chống thấm sàn mái

Vật liệu chống thấm sàn mái bằng Sika

Quy trình chống thấm sàn mái bằng Sika Top Seal 107:

  • Dùng nước tưới lên bề mặt sàn để làm bão hòa, tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng tránh không được để đọng nước.
  • Trộn thành phần A và B theo định lượng sẵn bằng cần trộn điện có tốc độ thấp để tạo thành hồ dầu.
  • Thi công 2 – 3 lớp sika để đạt hiệu quả chống thấm tối đa. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau khoảng 6h (tùy điều kiện thời tiết).
  • Dùng bay và xốp để hoàn thiện và làm đẹp bề mặt.

2.5 Bằng sơn chống thấm Epoxy

Sơn Epoxy là vật liệu chống thấm mái nhà ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Bởi loại sơn này có tính năng đặc biệt như độ bám dính cao, chống thấm sàn mái, bể bơi, chống rỉ sét ,… và đặc biệt là thân thiện với môi trường. 

vật liệu chống thấm sàn mái

Vật liệu chống thấm sàn – Sơn Epoxy

Phương pháp thi công:

  • Xử lý bề mặt
  • Thi công sơn lót bề mặt
  • Thi công lớp sơn cát
  • Sơn lớp sơn phủ epoxy chống thấm
  • Thi công lớp sơn phủ thứ 2
  • Nghiệm thu và bàn giao công trình

2.6 Flinkote – Vật liệu chống thấm mái nhà

Flintkote là một loại loại nhũ tương bitum chống thấm toàn diện, không pha sợi khoáng, ổn định một thành phần và khi khô tạo thành lớp màng chống thấm đàn hồi. Đặc biệt, Flintkote không bị chảy xệ khi sử dụng trên bề mặt dựng đứng hoặc mềm lún ở nhiệt độ cao.

Cách chống thấm

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
  • Bước 2: Thi công chống thấm
  • Bước 3: Thử nước và nghiệm thu

2.7. Chống thấm mái nhà bằng xi măng

Xi măng là vật liệu chống thấm sàn giá rẻ, dễ kiếm cũng như thực hiện đơn giản, đem lại hiệu quả khá tốt mà ai cũng có thể tự làm. Trước khi thực hiện thì cần chuẩn bị xi măng trắng hoặc đen và các dụng cụ như chổi quét, bay, cây lăn,… Bên cạnh đó, chủ nhà cũng cần loại bỏ sạch vụn, bụi bẩn và vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái.

vật liệu chống thấm sàn

Vật liệu chống thấm mái nhà bằng xi măng

Thực hiện thi công chống thấm sàn mái

  • Pha xi măng với nước và chú ý tỉ lệ nước với xi măng đảm bảo độ kết dính và không quá đặc.
  • Dùng con lăn hoặc chổi để quét xi măng. Bạn cần quét dàn đều bề mặt và quét đều tay để tráng lớp thì quá mỏng lớp quá dày.

3. Mái ngói Bitum chống thấm

Bitum đơn thuần là một chiết xuất từ cặn dầu mỏ, người ta còn gọi là nhựa đường hay dầu hắc. Bitum được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chống thấm và vào thời ký cực kì thịnh của dầu mỏ để giải phóng khối lượng lớn cặn Bitum này người ta đã bắt đầu ứng dụng để làm ngói lợp nhà gọi là ngói bitum.

vật liệu chống thấm mái

Mái ngói bitum chống thấm

Thành phần của ngói: lớp đá tự nhiên bọc sứ ngoài cùng giúp tăng độ thẩm mỹ, tăng khả năng chống tua IV và nấm mốc. Bên cạnh đó, để liên kết các lớp khói Bitum với nhau, trên và dưới bề mặt ngói thường sẽ có vùng keo bitum tự dính. Trong quá trình sử dụng, lớp keo gặp thời tiết nóng sẽ chảy ra, hít vào các lớp ngói liền kề, từ đó giữ chặt vào nhau để chống gió bão. Ưu điểm của mái bitum chống thấm có thể kể đến như:

  • Khả năng chống thấm cực kì tốt.
  • Trọng lượng nhẹ nên được áp dụng ngay từ quá trình thiết kế, giảm chi phí đáng kể cho kết cấu công trình
vật liệu chống thấm mái

Mái ngói bitum chống thấm mái nhà hiệu quả

  • Độ dẻo đặc trưng có thể uốn cong theo nhiều hình thù, giúp tấm ngói không bị nứt bể
  • Ngói được làm từ những vật liệu dẻo mềm nên dễ gia công, thi công

Sau đây là một vài loại ngói Bitum hiện đang rất thịnh hành trên thị trường:

  • Mái đá bitum STP kiểu vảy rồng
  • Mái lợp Bitum STP kiểu hoa văn
  • Ngói Nhật nhập khẩu STP

4. Cách xử lý chống thấm mái nhà

Một khoảng thời gian dài sau khi đã sử dụng thì mái ngói sẽ có một vài tình trạng như: nứt, bể, bị mưa dột … Và sau đây sẽ là một vài biện pháp khắc phục và cách xử lý chống thấm mái nhà bạn:

  • Keo chống thấm sàn bê tông chuyên dụng
  • Chống thấm sàn mái nhà bằng nhựa đường triệt để
vật liệu chống thấm sàn mái

Cách thi công vật liệu chống thấm mái nhà

  • Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng nhựa đường
  • Vật liệu chống thấm mái nhà Flinkote
  • Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng Sika

5. Kinh nghiệm chống thấm sàn mái

Chống thấm sàn mái là hạng mục không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Tác dụng bảo vệ sàn mái trước tác động từ thời tiết, khí hậu, sau đó là làm đẹp và giữ gìn kết cấu ngôi nhà. Tuy nhiên, sự đa dạng về vật liệu và phương pháp thi công chống thấm khiến khách hàng khó lựa chọn. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp vật liệu uy tín, sản phẩm đạt chất lượng.

vật liệu chống thấm mái

Kinh nghiệm chọn vật liệu chống thấm

Hi vọng rằng, với những kiến thức mà Sơn Tín Phát mang lại sẽ thật sự có ích cho bạn khi tham khảo về các vật liệu chống thấm mái nhà cũng như là công dụng, hay biện pháp khắc phục. Chúc bạn một ngày thật vui vẻ nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

>>>>> XEM NGAY: Nhựa bitum số 4 là gì? báo giá nhựa bitum số 4 mới nhất

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Chat Facebook
HOTLINE: 0938080946